Chính phủ điện tử
Triển khai, sử dụng chữ ký số mang lại lợi ích cho cả chính phủ và người dân, cũng như doanh nghiệp. Chữ ký số không chỉ góp phần đảm bảo an toàn cho các giao dịch điện tử, tạo môi trường làm việc hiện đại và tiết kiệm, đồng thời tăng tính minh bạch trong quản lý và góp phần đẩy mạnh ứng dụng CNTT, CCHC, đặc biệt là phát triển CPĐT.
Cách mạng công nghiệp 4.0 với đặc trưng phát triển dựa trên nền tảng internet đã và đang tiếp tục làm thay đổi mọi mặt đời sống, kinh tế – xã hội. Bối cảnh đó đòi hỏi sự thay đổi phương thức lãnh đạo của bộ máy chính quyền, dẫn đến sự hình thành và phát triển chính phủ điện tử.
Chính phủ điện tử là sự ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới, giúp chính phủ làm việc hiệu lực, hiệu quả và minh bạch hơn, cung cấp thông tin, dịch vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp và các tổ chức; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân thực hiện quyền dân chủ của mình trong việc tham gia quản lý nhà nước.
Tại Việt Nam, từ những năm 2000, Đảng và Nhà nước đã chủ trương đẩy mạnh phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước, xác định đây là động lực góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới. Nhiều chính sách đã được đưa ra, nổi bật là Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, trong đó xác định mục tiêu cụ thể đến năm 2020 “triển khai có hiệu quả chương trình cải cách hành chính (CCHC), gắn kết chặt chẽ với việc xây dựng Chính phủ điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ cao và trong nhiều lĩnh vực.”
Ứng dụng Công nghệ thông tin trong cải cách giúp giảm chi phí, thời gian, tăng tính tiện lợi cho người dân và các tổ chức trong việc giải quyết công việc. Tuy nhiên, các giao dịch điện tử trên môi trường mạng luôn tồn tại các nguy cơ và rủi ro về an toàn thông tin như đánh cắp hoặc sửa đổi thông tin, mạo danh người gửi, tin tặc… Do đó, yêu cầu đặt ra là phải có phương thức đảm bảo để thông tin, tài liệu trao đổi trên internet phải được toàn vẹn, xác định được nguồn gốc và chống chối bỏ trách nhiệm của các bên tham gia giao dịch.
Đối với văn bản giấy, việc xác thực được thông qua chữ ký tay của người gửi và con dấu của tổ chức. Đối với văn bản, tài liệu điện tử, thì việc xác thực được thực hiện bằng chữ ký số là giải pháp đảm bảo tính an toàn. Bởi vậy, chữ ký số ngày càng được áp dụng rộng rãi đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân để phục vụ cho các giao dịch, thủ tục hành chính,…
FastCA cam kết mang lại cho khách hàng các giải pháp ứng dụng chữ ký số trong lĩnh vực chính phủ điện tử, ngân hàng điện tử, thương mại điện tử,… với chất lượng dịch vụ tốt nhất, tiết kiệm chi phí và mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng/đối tác.